Tìm về thị trấn Tứ Trưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, hỏi về hoàn cảnh của bà Nguyễn Thị Xuân (SN 1955) ai cũng biết. Bà Xuân nổi tiếng là bởi vì cuộc sống của bà quá cơ cực. Dù đã hơn 60 tuổi mà vẫn phải sống trong túp lều lụp xụp, ẩm ướt, dột nát, không điện, không nước sinh hoạt.
Túp lều nhà bà Xuân mới được một tổ chức từ thiện đến tu sửa giúp cách đây 3 tháng.
Kiếp đời người vợ lẽ
Trong túp lều bạt rộng chừng 20m2, được dựng tạm ngay trên mảnh ruộng mà chồng bà được cấp, bà Xuân trầm ngâm kể về sự cơ cực đời làm vợ lẽ của mình.
Bà Xuân kể cho chúng tôi nghe về kiếp làm vợ lẽ cơ cực
Vật dụng trong nhà đến 90% là đồ cũ do người khác mang đến cho.
“
“Tôi xác định chết làm ma xã hội, nhờ xã hội. Chứ chắc chắn rằng nhà chồng tôi sẽ không bao giờ thờ phụng tôi”- bà Xuân bộc bạch.
Năm 1995, bà Xuân sinh được một người con gái đó chính là chị Hoa. Nhưng hạnh phúc chẳng tày gang khi đến năm 2004 chồng bà đột ngột qua đời, gánh nặng nuôi con dồn hết lên vai của bà.
Nhưng cũng thật trớ trêu, vừa mới tốt nghiệp xong, Hoa chưa thể xin được một công việc ổn định thì lại mang thai, cha của đứa trẻ không thừa nhận cái thai nên hai mẹ con bà Xuân lại cố gắng nuôi nhau.
Tài sản giá trị nhất là chú chó nhỏ
Bà Xuân tuổi đã cao nên thu nhập chỉ trông chờ vào tiền bán rau muống và sả mà bà trồng được. Còn chị Hoa thì cứ nửa buổi lại đi nhặt sắt vụn, thu nhập cũng chẳng được là bao.
Túp lều lụp xụp, dột nát nhưng lại là nơi sinh sống của 3 thế hệ nhà bà Xuân.
Đồ đạc trong nhà không có gì là đáng giá.
Đồ đạc, vật dụng sinh hoạt của họ chẳng có gì thực sự đáng giá, giường ngủ được làm bằng những thanh tre ọp ẹp ghép lại, chiếu rách nát và vài chiếc chăn, gối đã sờn rách, xoong nồi dùng để nấu ăn thì móp méo, bát đũa sứt mẻ…
Chú chó nhỏ là tài sản giá trị nhất trong nhà bà Xuân.
Bà Xuân đang cầu mong về một lứa vịt khoẻ mạnh để có đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống.
Hàng ngày bà phải sang chùa để xin nước về để dùng.
Tôi thèm có căn nhà cấp 4 để cho con cháu tránh mưa, tránh nắng
Nghĩ về tương lai của đứa cháu nhỏ, bà Xuân bật khóc, khi ngay cả ngôi nhà tử tế để lấy chỗ chui ra, chui vào còn không có.
Nhiều người thấy thương cũng đã đến nhà ngỏ lời xin cháu về nuôi, nhưng tôi nghĩ dẫu sao cháu còn bà, còn mẹ, nếu cho cháu đi thì tội nghiệp. Nên hai mẹ con tôi lại động viên nhau cố gắng nuôi cháu.
Gốc cây xoài cạnh chùa là nơi mà gia đình bà Xuân thường xuyên lui tới để tránh đi sự nóng nực trong túp lều.